Mẫu đơn Khai Tử 2022 – 6 Hướng dẫn viết đơn Khai Tử, Trình Báo

đơn khai tử
Mẫu đơn khai tử
  • “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là quy luật bất biến không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Khi sinh ra phải đăng ký khai sinh thì khi một người chết đi cũng phải đăng ký khai tử.
  • Bài viết dưới đây, Tang Lễ Minh Châu xin gửi tới Quý Khách mẫu đơn khai tử (giấy xác nhận) và hướng dẫn viết đơn Khai Tử cũng như quy trình thủ tục nộp đơn Khai Tử xin xác nhận.

Phía trên là mẫu đơn khai tử cơ bản

1. CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ SỬ DỤNG MẪU ĐƠN KHAI TỬ NÀY:

  • Gia đình có người thân vừa qua đời tại nhà riêng theo địa chỉ có đăng ký hộ khẩu thường trú
  • Người mất do suy kiệt tuổi già.
  • Người mất do ốm nặng lâu ngày, có giấy mới ra viện (bệnh viện trả về do không có khả năng chữa trị).
    • Không dành cho trường hợp tử vong do tại nạn bất ngờ, không rõ nguyên nhân.
      • Nếu trường hợp người mất bất ngờ do cảm đột tử, hoặc đột quỵ (trường hợp bất ngờ)
      • Gia đình cần gọi trung tâm cấp cứu 115 để có Bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra kết luận cũng như giấy xác nhận tử vong.

Lưu Ý : Khi gia đình có người bệnh, ốm hoặc già yếu sắp qua đời –

  • Nên báo cho tổ trưởng nơi cư trú nắm được tình trạng, để khi người thân qua đời có thể tiện hợp tác – Hoàn thiện xác nhận mẫu đơn trên để lo các thủ tục tang lễ trước mắt
  • Hướng dẫn viết mẫu tờ khai đăng ký khai tử

    • Kính gửi công an ……… (là công an Khu vực phường theo địa chỉ có người thân Qua Đời)
    • Kính gửi UBND phường ………(là phường mà người Qua đời có địa chỉ theo hộ khẩu_để sau này nộp giấy xác nhận này qua UBND phường)
    • Người khai trên tờ đơn nên là người thân (vợ hoặc chồng, con, cháu) nên là người có tên cùng hộ khẩu với người Mất.
    • Viết đơn xong nhờ Tổ Trưởng dân phố (người quản lý khu vực) xác nhận trường hợp nêu trên đơn
    • Tiếp theo mang đơn đến ngay công an khu vực (công an Phường nơi có sự việc xảy ra) để nộp đơn & đồng thời xin xác nhận của công an
    • Vậy là bạn đã hoàn thành giấy tờ đầu tiên để căn cứ làm các Thủ Tục Tang Lễ cũng như Mai Táng, Hỏa Táng trước mắt.

     Sau khi đơn này được cấp (đóng dấu) xác nhận – Gia đình hãy mang ngay đến UBND phường/xã theo địa chỉ đăng ký thường trú (trên sổ hộ khẩu) 

      Để được UBND phường cấp giấy “Trích Lục Khai Tử” – Giấy này rất quan trọng về sau để chúng ta có thể căn cứ xử lý các giấy tờ đất khai, quyền lợi bảo hiểm xã hội và nhiều thủ tục khác….

Tham khảo thêm các dịch vụ Tang Lễ Minh Châu cung cấp:

 

2. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THÂN QUA ĐỜI TẠI NƠI ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ 

  • Người thân mới chuyển đến sống cùng, có đăng ký tạm trú, và qua đời đột ngột

Gia Đình làm theo mẫu đơn dưới đây

đơn khai tử
mẫu đơn khai tử

Tham Khảo VIDEO Quy trình tổ chức Tang lễ (bấm vào) trọn gói Cao Cấp tại nhà

CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ SỬ DỤNG MẪU ĐƠN KHAI TỬ NÀY:

  • Gia đình có người thân vừa qua đời tại địa chỉ tạm trú
  • Mới chuyển đến sinh sống có khai báo tạm trú
  • Không có hộ khẩu tại địa phương
  • Người mất do suy kiệt tuổi già.
  • Người mất do ốm nặng lâu ngày, có giấy mới ra viện (bệnh viện trả về do không có khả năng chữa trị)
    • Không dành cho trường hợp tử vong do tại nạn bất ngờ, không rõ nguyên nhân.
      • Nếu trường hợp người mất bất ngờ do cảm đột tử, hoặc đột quỵ –
      • Gia đình cần gọi trung tâm cấp cứu 115 để có Bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra kết luận cũng như giấy xác nhận tử vong.

Lưu Ý : Khi gia đình có người bệnh, ốm hoặc già yếu sắp qua đời.

  • Gia Đình nên báo cho tổ trưởng nơi cư trú nắm được tình trạng, để khi người thân qua đời có thể tiện hợp tác 
  • Sau đó, dễ dàng hoàn thiện xác nhận mẫu đơn trên để lo các thủ tục tang lễ trước mắt
  • Hướng dẫn viết mẫu tờ khai đăng ký khai tử

    • Kính gửi công an ……… (là công an Khu vực phường theo địa chỉ có người thân Qua Đời)
    • Kính gửi UBND phường ………(là phường mà người Qua đời có địa chỉ theo hộ khẩu_để sau này nộp giấy xác nhận này qua UBND phường)
    • Người khai trên tờ đơn nên là người thân (vợ hoặc chồng, con, cháu) nên là người có tên cùng hộ khẩu với người Mất.
    • Viết đơn xong nhờ Tổ Trưởng dân phố (người quản lý khu vực) xác nhận trường hợp nêu trên đơn
    • Tiếp theo mang đơn đến ngay công an khu vực (công an Phường nơi có sự việc xảy ra) để nộp đơn & đồng thời xin xác nhận của công an
    • Vậy là bạn đã hoàn thành giấy tờ đầu tiên để căn cứ làm các Thủ Tục Tang Lễ cũng như Mai Táng, Hỏa Táng trước mắt.

      Sau khi đơn này được cấp (đóng dấu) xác nhận – Gia đình hãy mang ngay đến UBND phường/xã theo địa chỉ đăng ký thường trú (trên sổ hộ khẩu) 

     Để được UBND phường cấp giấy “Trích Lục Khai Tử” – Giấy này rất quan trọng về sau để chúng ta có thể căn cứ xử lý các giấy tờ đất khai, quyền lợi bảo hiểm xã hội và nhiều thủ tục khác….

 

 3. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THÂN QUA ĐỜI TẠI BỆNH VIỆN

  • Bệnh viện sẽ có nhiệm vụ cấp giấy báo tử (có đóng dấu tròn đỏ) 
  • Có xác nhận, chữ ký của bác sĩ điều trị
  • Khi nhận tờ khai tử này – Gia đình đã có thể mang đến UBND phường theo Hộ Khẩu nộp – Để làm “Trích Lục Khai Tử”

 

Bài viết trên của Tang Lễ Minh Châu hy vọng sẽ giúp ích được cho Quý Khách giải quyết các vấn đề, thủ tục, giấy tờ khi có người thân qua đời.

Mọi thông tin chi tiết về chi phí tổ chức Tang Lễ Hà Nội, cũng như chi tiết về dịch vụ –  Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0989.5533.29  để được tư vấn miễn phí và phục vụ tốt nhất.